Saturday, October 31, 2015

Nghệ thuật giao tiếp tinh tế từ việc chọn lựa quà tặng

Tặng quà là một nghệ thuật, vốn có quy tắc ước lệ. Tặng cho ai, tặng cái gì, tặng như thế nào đều cần khéo léo, và đòi hỏi sự tinh tế, đầu tư của người tặng. Một món quà đặc biệt không ở giá trị vật chất của nó, mà là ở cách gửi gắm tình cảm của mình cho người nhận, qua sự chuẩn bị và cả cách trao tặng. Những món quà đặc biệt nhất cần nhiều giá trị về tinh thần, nhiều ý nghĩa giữa người tặng và người nhận hơn những con số về chi phí.

1. Quà tặng nhiều hay ít phải hợp lý

Nói chung, tặng phẩm quá rẻ, ý nghĩa không lớn, rất dễ khiến bị hiểu nhầm là bạn coi thường họ, đặc biệt là với những người quan hệ không thân thiết. Nhưng với quà tặng quá đắt tiền, lại khiến họ ngại, đặc biệt là với cấp trên, đồng nghiệp càng cần phải chú ý.
Ngoài một số người thích rẻ, nói chung họ sẽ khéo léo từ chối, hoặc cho dù nhận cũng sẽ trả tiền, nếu không sau này nhất định không có cách nào đáp lễ, như thế không phải là khiến người nhà phải tiêu tiền sao?
Với quà tặng quá đắt tiền, lại khiến người nhận sẽ ngại
Nếu như đối phương không nhận, bạn đã tốn tiền mua hoa cũng  chẳng để làm gì, càng chuốc thêm nhiều phiền não, giống như câu nói trong dân gian “Tiền mất tật mang”, tại sao lại khổ như vậy?
Vì vậy, việc chọn quà đắt hay rẻ khiến đối phương có thể nhận một cách vui vẻ, nắm bắt được việc tiêu ít tiền làm được nhiều việc, tiêu nhiều tiền để được việc lớn.

2. Tặng quà vào thời điểm thích hợp

Thời điểm thích hợp để tặng quà cũng phải nghiên cứu kỹ, qua lúc đó hoặc cách quá xa đều không thích hợp.
Người tặng có thể là kẻ dư dả tiền bạc hoặc là người có lòng thích giúp đỡ người khác thường quà lớn quà bé đem tặng. Có người dùng cách này để chiếm được tình cảm của người khác. Suy cho cùng thực sự không nên.
Nếu như người được tặng là người thích những đồ rẻ tiền, trước mặt họ sẽ khen bạn nhưng sau lưng có khi lại nói bạn là tiêu pha xa xỉ ,nói không tốt về bạn.
Người chính trực tuy không nói gì nhưng có thể nghi ngờ bạn làm như vậy để đạt được một mục đích nào đó và họ không muốn chơi với bạn nữa.
Ngoài ra, tặng quà lẫn nhau tất nhiên mọi người sẽ có tình cảm với bạn, nhưng cũng làm tăng thêm gánh nặng kinh tế cho họ.
Nói chung, nên tặng quà vào những dịp quan trọng như lễ, Tết, quốc khánh, người tặng quà không bị hiểu lầm mà người được tặng cũng không phải nghĩ ngợi gì, vẹn toàn đôi bên.

3. Hiểu rõ phong tục cấm kỵ

Người tặng quà cần hiểu rõ thân thế, sở thích và tập quán dân tộc của người được tặng quà để tránh việc tặng quà kéo thêm phiền toái.
Có người đến bệnh vện thăm người ốm, mang theo một túi táo đến thăm đã kéo theo bao phiền phức. Thật không may, người bệnh nọ là người Thượng Hải, với người Thượng Hải “quả táo” và “ốm chết” là hai từ đồng âm. Tặng táo có nghĩa là rủa họ ốm chết. Do người tặng quà không hiểu biết nên đành tiu nghỉu mang về.
Do vậy, trước khi tặng quà phải nghĩ trước nghĩ sau để tránh gây thêm rắc rối. Ví dụ :

  • Đối với giới tri thức có vốn hiểu biết về văn hóa cao, bạn tặng một bức tranh biếm họa thì thật vô duyên.
  • Tặng tặng phẩm được trang trí bằng hình ảnh con lợn tặng cho người theo đạo Hồi có thể sẽ khiến họ tức giận ngay lập tức.
  • Tặng hoa cúc cho người Ý, tặng hoa sen cho người Nhật, tặng hạnh đào cho người Pháp, đều sẽ gây phản cảm cho người được tặng.

0 comments:

Post a Comment